[Giải đáp] Bé ăn dặm như thế nào ? Tổng hợp những câu hỏi thường gặp

Cặp vợ chồng nào cũng phải trải qua quá trình nuôi con rất vất vả. Phải làm sao con mới đủ chất, không béo phì. Bé ăn gì, thức ăn cho bé như thế nào ? Nhất là đối với trẻ sơ sinh. Việc cho bé ăn dặm như thế nào mới đúng cách cũng là một câu hỏi được các ông bố và bà mẹ rất quan tâm. Bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn [Giải đáp] Bé ăn dặm như thế nào ? Tổng hợp những câu hỏi thường gặp hãy cùng tham khảo nhé !

[Giải đáp] Bé ăn dặm như thế nào ? Tổng hợp những câu hỏi thường gặp

Có phải ăn dặm kiểu nhật thì không nêm gia vị
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì không khuyến khích nêm muối, xì dầu… vào món ăn dặm cho đến khi bé 1 tuổi. Mặc dù có thể thấy các bé thường thích các món ăn có vị đậm đà, nếu nấu ăn mà nêm muối vào thì con sẽ ăn nhiều hơn, tuy nhiên, một khi đã được ăn mặn thì bé sẽ không thích những món ăn lạc nữa. Trong khi đó, việc ăn mặn từ sớm sẽ gây áp lực không tốt lên hệ bài tiết còn non nớt của bé. Vì vậy trong giai đoạn đầu ( 5 – 6 tháng ), về cơ bản là không nêm mắm, muối, dầu ăn hay bất cứ gia vị gì vào đồ ăn. Chúng ta có thể khắc phục bằng những cách như : sử dụng nước ép táo trộn với cháo để thức ăn có vị ngọt, hay sử dụng nước dashi, nước luộc rau củ pha loãng, cho món ăn có vị đậm đà hơn. Từ khoảng 7-8 tháng, đối với những khi bé có biểu hiện biến ăn, thì có thể nêm một lượng nhỏ muối hay xì dầu khi chế biến để cải thiện, nhưng về cơ bản, rất nên hạn chế nêm gia vị cho đến khi bé 1 tuổi.
 

Bé ăn dặm như thế nào
Ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích trữ đông thức ăn
Đặc điểm của ăn dặm là mỗi bữa ăn cần phải đảm bảo đủ món tinh bột, món đạm và vitamin cho bé. Trong khi đó, lượng nguyên liệu dùng để chế biến từng món lại rất ít. Vì vậy, để tiết kiệm nguyên liệu và thời gian, giải pháp tối ưu là tập trung chế biến, rồi trữ đông để dùng dần. Nếu biết trữ đông đúng cách, tuân thủ hạn sử dụng, và có cách rả đông hợp lý thì đồ ăn đông lạnh vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng, độ thơm ngon, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cho mẹ và gia đình.
Khi nào thì nên chuyển tiếp giữa các giai đoạn
Do cơ thể và sự phát triển của mỗi bé một khác nên việc chia thời kỳ ăn dặm theo tháng tuổi chỉ mang tính chất tham khảo. Ví dụ như khi bé được 9 tháng 15 ngày mà vẩn chưa thật sự ăn tốt các món ăn ở thời kỳ 2 ( với những biểu hiện như ăn thức ăn thô thì hay nôn ọe, tiêu hóa không tốt…) thì vẫn không nhất thiết phải chuyển sang ăn dặm thời kỳ 3. Việc chuyển tiếp giữa các thời kỳ chỉ nên thực hiện từng bước một, khi bé đã sẵn sàng. Tốt nhất nên trộn một phần thức ăn thô hơn vào thức ăn của giai đoạn hiện tại để bé làm quen dần.
Người lớn có nên nhai sẵn thức ăn rồi bón cho bé
Nhiều khi thấy người lớn ngồi ăn, bé thường nhìn theo rất thòm thèm khiến chúng ta có tâm lý rất  ” tội nghiệp “, nhai sẳn thức ăn cho mềm rồi bón cho bé ăn cùng. Nhưng trong miệng chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn, có thể là bình thường đối với người lớn, nhưng với trẻ em lại có thể gây sâu răng, cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm khác. Vì vậy, tuyệt đối không nên làm cách này để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho các bé.
Ý nghĩa của việc cho bé tập bốc thức ăn là gì?
Thông thường, khi sang thời kỳ thứ 3, có thể tập cho bé tự cầm và tập cắn thức ăn bằng cách thái cà rốt, củ cải… thành dạng thanh dài, luộc chín để bé tự cầm và tập dùng răng cửa để cắn. Với hoa quả, có thể bổ dọc quả chuối làm 6 – 8 thanh cho bé tự ăn. Việc này không chỉ giúp bé thích thú và tập trung hơn với bữa ăn, mà còn để bé tập và ghi nhớ miếng thức ăn có độ lớn thế nào là vừa miệng. Điều này cũng tương tự như việc cho bé tự xúc thức ăn.
Tại sao đậu phụ lại được chia vào nhóm ” chất đạm”
Có loại chất đạm có nguồn gốc từ động vật ( như thịt, trứng , sữa … ) và các loại chất đạm có nguồn gốc thực vật ( chủ yếu là các loại đậu đỗ). Trong thời kỳ ăn dặm đầu tiên, đậu phụ ( làm từ đậu tương) thường được lựa chọn trong các thực đơn nhầm đảm bảo cung cấp chất đạm cho bé. Tuy nhiên, đậu tương là loại thực phẩm có thành phần gây dị ứng, nên khi cho bé ăn, cần lưu ý theo dõi các phản ứng của bé.
Sự khác nhau của cá thịt trắng, cá thịt đỏ
Ở Nhật có cách chia cá thành các loại : cá thịt trắng ( cá tuyết, cá hồng, cá dẹt, cá đục, cá hồi… ), cá thịt đỏ ( cá ngừ), cá lưng xanh ( cá mòi, cá bạc má, cá thu..) Trong khi đó cá thịt trắng bao gồm chủ yếu là các loại cá ít vận động, thường chỉ bơi khi tìm kiếm thức ăn hay lẩn trốn kẻ thù nên các cơ kém phát triển, do đó thịt cá có cấu trúc mềm, dễ tiêu hóa, phù hợp nhất với trẻ em, đặc biệt là trong thời kỳ ăn dặm.
Bé chỉ khóc đòi sữa mà không thèm ăn dặm
Việc này thường xuất hiện ở các bé háo ăn. Một khi đói, bé muốn được ăn no ngay nên thường thích uống sữa cho nhanh chứ không thể kiên nhẩn chờ đợi để được bón từng thìa ăn dặm. Với những bé này, nên điều chỉnh thời gian ăn dặm lên sớm hơn khoảng 30 phút để bé có thời gian thong thả thưởng thức bữa ăn.
Bé sắp bước sang tháng thứ 6 nhưng mỗi bữa ăn dặm rất ít, liệu có thể tăng ăn dặm lên 2 bữa / ngày?
Với các bé ăn ít thì, việc tăng bữa ăn dặm sẽ giúp tăng tổng lượng ăn trong mỗi ngày. Và mặc dù ăn không nhiều, nhưng quan trọng hơn là tạo nhịp sinh hoạt và thói quen ăn uống đều đặn, đúng giờ giấc cho bé.
Bé ăn dặm
Phải làm sao khi đang trong giai đoạn ăn dặm mà bé bị ốm, sốt, không muốn ăn nữa ?
Cũng giống như người lớn, những lúc cơ thể mệt mỏi, bé thường có biểu hiện ăn uống không nhiệt tình. Những lúc như vậy, nên chọn các loại thức ăn dể tiêu hóa như cháo hay các loại cá thịt trắng, rau củ ninh nhừ … Khi bé hoàn toàn không hợp tác, có thể dừng ăn dặm tạm thời. Khi bé phục hồi, thay vì ép cho bé ăn thật nhiều để bù lại khoảng thời gian ngừng ăn dặm, nên bắt đầu lại từ từ, có thể với một lượng nhỏ bằng một nửa lượng ăn trước khi bị ốm.
Bé 7-8 tháng tuổi nhưng không chịu ăn cháo, chỉ muốn ăn cơm như người lớn
Đúng là có những bé chỉ thích ăn đồ nấu loãng và mềm, nhưng cũng có những bé thích ăn thô từ sớm. Dù là sở thích của bé, nhưng mới 7-8 tháng tuổi mà cho ăn cơm vẫn là quá sớm, lợi cũng như cơ hàm chưa đủ phát triển để thích nghi, dẫn đến việc bé không nhai mà có xu hướng nuốt chửng. Khi nấu cháo có thể cho ít nước hơn bình thường, gần như cơm nát để đảm bảo độ mềm cần thiết phù hợp với tháng tuổi của bé.
Bé 8 tháng tuổi vẩn chưa mọc răng cửa, liệu có nên tăng độ thô của thức ăn?
Việc tăng độ thô của thức ăn  không liên quan đến việc bé mọc răng sớm hay muộn. Răng cửa chỉ có tác dụng cắn thức ăn, còn việc bé có thể dùng răng để nhai và nghiền nát thức ăn chỉ thực sự bắt đầu, khi xuất hiện răng hàm ( 1 tuổi – 1 tuổi rưỡi ). Trước đó, bé chủ yếu dùng lưỡi và lợi để nghiền thức ăn, nên những thời kỳ đầu, mặc dù chưa mọc răng nhưng vẫn có thể tăng độ thô từ dạng lỏng đến mềm mịn như sữa chua, đến mềm như đậu phụ rồi mềm như chuối…
Bé lúc nào cũng thèm ăn, cho ăn bao nhiêu cũng vừa
Nhiều bé ăn uống nhiệt tình quá đến mức bố mẹ lo lắng nguy cơ con bị béo phì. Tuy nhiên, chỉ cần thực hiện đúng nguyên tắc ăn uống đủ bữa, đúng giờ giấc, hạn chế không cho ăn quá nhiều chất đạm để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa, bài tiết là được, còn lượng ăn bao nhiêu có thể tùy vào nhu cầu cơ thể của bé. Khi lượng ăn quá nhiều đến mức phải lo lắng, có thể ” hãm phanh’ bằng cách tăng độ thô, thái miếng thức ăn to hơn để bé phải dành ít nhiều thời gian và nổi lực cho việc ăn, khi đó, lượng ăn sẽ tự nhiên giảm xuống.
Lượng ăn một bữa bao nhiêu là đủ
Quả thực cơ thể mỗi bé có một nhu cầu ăn uống và khả năng hấp thụ khác nhau nên khó có thể đưa ra một lượng ăn cụ thể để áp dụng chung cho các bé. Theo các nghiên cứu cho thấy, khi cảm thấy thiếu chất thì cơ thể bé sẽ tự biết điều chỉnh  để hấp thu nhiều chất dinh dưỡng còn thiếu hụt. Đây là lý do vì sao các bé ăn ít mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Chỉ cần bé khỏe mạnh, vui chơi vui vẻ, chiều cao, cân nặng phát triển trong biểu đồ chuẩn thì không có gì đáng lo ngại.
Bé chỉ thích trộn các loại thức ăn với nhau
Các bé thường có xu hướng thích ăn trộn nhất vào thời kỳ 2 ( 7-8 tháng tuổi). Trong khi các thức ăn thuộc nhóm tinh bột thường trơn và dể nuốt, thì một số loại rau củ nhiều chất xơ khi chế biến bình thường sẽ lổn ngổn, khó nuốt. Mục đích của việc chia riêng từng món là để bé cảm nhận được vị ngon của từng loại thức ăn, và để theo dõi dị ứng, cũng như sở thích, sở ghét với từng món của bé. Nhưng cũng không cần phải suy nghĩ cứng nhắc, không nhất thiết lúc nào cũng phải chia riêng các món ăn với nhau. Có thể khắc phục dần dần bằng cách pha thêm nước bột năng vào cho món ăn trơn sánh, dễ nuốt.
Thời gian ăn một bữa bao lâu là vừa
Lượng ăn và cách ăn ở mỗi bé là khác nhau, thông thường mỗi bửa ăn thường chỉ nên kéo dài khoảng 20-40 phút.
Làm sao để bé tập trung vào bữa ăn
Trước hết bố mẹ cần dạy để bé phân biệt giờ ăn và giờ chơi. Ngay trước bữa ăn, bố mẹ chủ động ” rủ ” con cùng dọn dẹp và cất gọn đồ chơi. Việc sử dụng ghế ăn dặm như một thói quen cũng giúp bé ngồi yên , không chạy đi chạy lại trong bữa ăn. Nếu bé không tập trung, bố mẹ có thể bắt chuyện vui vẻ, khéo léo gợi con quay lại bữa ăn dặm bằng cách trầm trồ khen con ăn giỏi, chỉ cho con thấy thức ăn này giống hình bông hoa, hay tròn tròn như hình quả trứng… Điều quan trọng là làm sao tạo không khí bữa ăn vui vẻ, thoãi mái, không những cho con mà cho cả gia đình.
Con có biểu hiện chán ăn, nhất là không chịu ăn rau
Các loại rau chứa nhiều chất xơ, và các loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển. Nhưng với các bé, các món rau luộc, rau xào thường không phải là món ăn hấp dẫn do có cảm giác xơ, không kích thích được vị giác. Vì vậy, cần kiên nhẫn tập cho bé ăn từ từ, kết hợp cách chế biến trộn cùng các thức ăn khác, như trộn rau với sữa chua, nấu soup rau…
Thỉnh thoảng, bé đi ị ra nguyên miếng rau hay cà rốt. Có phải do bé không tiêu hóa tốt và không hấp thu được dinh dưỡng từ các loại thức ăn này ?
Khi ăn các loại thức ăn có nhiều chất xơ, bé thường ị ra nguyên miếng thức ăn đó khiến nhiều bố mẹ lo lắng rằng con tiêu hóa không tốt. Trên thực tế, đây là hiện tượng thường thấy, bé không những vẫn hấp thu được chất dinh dưỡng từ các thức ăn này, mà việc tiếp tục cho bé ăn liên tục sẽ càng làm tăng hiệu quả hấp thu. Có một điều cần lưu ý khi chế biến các thức ăn nhiều chất xơ , là nên đập dập, thái nhỏ để khả năng tiêu hóa và hấp thu được cao nhất.
Phân của bé có vấn đề là do cách ăn dặm
Có thể nói thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân của bé. Nhiều khi chỉ cần cải thiện chế độ ăn là giải quyết được vấn đề ngay.

  • Bé bị táo bón: Cho bé uống nhiều nước, ăn thức ăn có chất xơ như rau, khoai lang… Các món ăn có dùng bột thạch agar cũng có tác dụng tốt. Việc dùng dầu ăn khi chế biến ( với mức độ hợp lý) cũng giúp cải thiện tình hình.
  • Bé bị tiêu chảy: Bé bị tiêu chảy có thể là do nhiễm vi khuẩn, hoặc đơn thuần là do thức ăn. Lời khuyên chủ yếu là nếu bé bị nặng, kèm nôn trớ, cáu gắt, khó chịu thì nên cho đi khám để tìm nguyên nhân, còn nếu bé vẩn chơi vui vẻ bình thường thì chỉ cần tạm dừng việc ăn dặm để theo dõi, khi nào khỏi thì lại cho ăn uống bình thường. Cháo cà rốt, cháo táo là các loại thức ăn khác tốt cho các bé bị tiêu chảy.

Làm gì lúc con biếng ăn
Nhiều mẹ nói rằng, con nhà mình ban đầu rất hợp tác, vậy mà tự nhiên đến một giai đoạn nào đó, bé không còn hứng thú gì với việc ăn, đến bữa chỉ ăn 1, 2 thìa rồi mím chặt môi. Việc biếng ăn có thể kéo dài hàng tuần, có khi hàng tháng. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn của bé là do đâu:

  • Do bé ốm đau, mệt mỏi.
  • Do biếng ăn sinh lý( mặc dù bé vẩn khỏe mạnh, vui chơi bình thường )
  • Do đã quá quen và cảm thấy nhàm chán với những món ăn có cách chế biến tương đối giống nhau mỗi ngày.
  • Do món ăn không hợp khẩu vị
  • Do các bữa ăn quá gần nhau, khiến bé không bao giờ có cảm giác đói, hay thèm ăn
  • Chuyển tiếp giữa các thời kỳ khi bé chưa sẳn sàng
  • Do ức chế về tâm lý khi thường xuyên bị ép ăn
  • Do ảnh hưởng của môi trường xung quanh
Bé ăn dặm như thế nào
Là người gần gũi với bé hàng ngày, chúng ta nên quan sát và đoán xem nguyên nhân biếng ăn của con là gì, để từ đó có cách cải thiện tình hình hiệu quả nhất.

  • Do bé ốm đau, mệt mỏi,==> nấu những món bé thích,nấu mềm và dễ nuốt hơn bình thường. Sau khi tình trạng cải thiện thì tiếp tục tăng độ thô.
  • Do biếng ăn sinh lý, ==> có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như cho bé ăn nhiều món ăn trong một bữa, mỗi món một chút. Nếu lượng ăn mỗi bữa ít thì tăng số bữa lên. Ưu tiên các món bé thích, món dễ nuốt , lạ miệng, trang trí lạ mắt,…Tất nhiên việc bé ăn ít trong giai đoạn này là khó tránh khỏi, qua giai đoạn này bé sẽ lại ăn uống bình thường.
  • Do đã quá quen và quá nhàm chán với những món ăn có cách chế biến tương đối giống nhau mỗi ngày, ==> thay đỗi các chế biến, không ngừng sáng tạo món ăn mới, đặc biệt những món ăn bắt mắt, phù hợp với sở thích của các bé.
  • Do món ăn không hợp khẩu vị ==> Có thể trộn món ăn yêu thích với các món khác, vừa giúp bé khám phá hương vị mới, đồng thời đãm bảo cũng cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Do các bữa ăn quá gần nhau, khiến bé không bao giờ có cảm giác đói, hay thèm ăn ==> Đãm bảo các bữa ăn dặm cách nhau từ 4 tiếng trở lên. Kết hợp cho bé vui chơi, vận động ngoài trời để bé nhanh cảm thấy đói, ăn sẽ ngon miệng hơn.
  • Chuyển tiếp giữa các thời kỳ khi bé chưa sẵn sàng ==> Việc chia thời kỳ ăn dặm chỉ là tương đối chứ không nên quá cứng nhắc. Chỉ khi bé đã ăn tốt các món ăn ở một thời kỳ thì mới chuyển sang thời kỳ tiếp theo.
  • Do ức chế về tâm lý khi thường xuyên bị ép ăn ==> Nhu cầu ăn uống của các bé , cũng giống như người lớn, rất khác nhau ở mỗi người tùy vào các điều kiện cụ thể. Vì vậy, việc so sánh lượng ăn của các bé là việc không cần thiết. Các bé sẽ ăn khi có nhu cầu , việc ép ăn sẽ gây tâm lý không tốt, dẫn đến cảm giác sợ bữa ăn trong thời gian dài.
  • Do ảnh hưởng của môi trường xung quanh ==> Môi trường xung quanh trong bửa ăn dặm cũng rất quan trọng. Quanh bàn ăn có nhiều đồ chơi, tiếng ti vi… sẽ khiến bé phân tán, không thể tập trung vào bữa ăn. Ngược lại, bé sẽ ăn cơm cùng các bạn, hoặc cùng ông bà, bố mẹ sẽ dễ tập trung hơn. Đồng thời, bé có thể quan sát, ghi nhớ và học theo cách ăn của người xung quanh một cách hết sức tự nhiên.

Có cần tập cho bé uống thử nước trái cây trước khi chính thức tập cho bé ăn dặm không ?
Về mặt dinh dưỡng thì việc này là không cần thiết vì trước khi ăn dặm, các chất cần thiết cho bé đều được cung cấp từ sữa mẹ. Các loại nước trái cây thường có vị ngọt hấp dẫn nên bé thường muốn uống nhiều, sau đó dễ cảm thấy no bụng, dẫn đến bú sữa kém, và có thể ảnh hưởng đến việc ăn dặm của bé sau này. Vì vậy, nếu cho bé uống nước trái cây, thời gian đầu nên pha loãng với nước, và tránh cho uống nhiều để không làm ảnh hưởng tới lượng sữa, lượng thức ăn thưc sự cần thiết cho bé.
Nên cho bé ăn sữa chua từ khi nào
Sữa chua có cấu trúc mềm, mịn, lại dễ tiêu hóa nên nếu bé không bị dị ứng với sữa chua từ 5-6 tháng tuổi đã có thể dùng sữa chua( không đường) để chế biến ăn dặm cho bé. Sữa chua rất hợp để trộn các loại rau, hoa quả cho bé ăn dặm.
Sau một tuổi, do việc bú sữa mẹ ( sữa công thức) giảm dần nên lượng canxi hấp thụ được cũng ít đi. Vì vậy, có thể dùng sữa chua làm đồ ăn vặt hoặc tráng miệng để bổ sung canxi cho các bé.
Cách cho bé ngồi ăn khi mới tập ăn dặm
Nếu bé chưa ngồi vững thì bế sao cho bé ngồi lên đùi, đầu bé tựa vào cánh tay mẹ. Sau đó, khi bé đã có thể tự ngồi vững một mình thì nên chuẩn bị ghế ngồi cố định cho bé.
Bước sang thời kỳ 2, thức ăn có độ thô hơn nhưng bé không chịu nhai mà nuốt chửng. Làm thế nào để dạy cho bé tập nhai? 
Các bé có xu hướng nuốt chửng thức ăn quá mềm hoặc quá cứng so với khả năng nhai của bé. Vì vậy, trước hết cha mẹ nên xem lại độ thô, độ lớn của thức ăn khi chế biến có phù hợp với bé không. Đồng thời, khi cho bé ăn, cha mẹ nên chủ động làm động tác nhai để bé nhìn thấy và có phản xạ bắt chước làm theo.
Bé mới ăn được vài miếng thì mất tập trung, khóc đòi đồ chơi, xem ti vi ?
Khi thị giác, thính giác, khả năng vận động của bé phát triển thì trí tò mò và sự quan tâm tới sự vật, sự việc xung quanh cũng phát triển theo. Vì thế, ngay cả trong việc ăn uống, bé cũng rất dễ mất tập trung vào bữa ăn bởi những thứ hấp dẫn khác xung quanh. Đây có thể coi là một giai đoạn phát triển tự nhiên của bé, nên mặc dù là điều không đáng lo, nhưng cha mẹ cố gắn không chiều theo bé bằng cách mở ti vi, đưa đồ chơi…nhất là không nên bế bé đi ăn rong. Khi bé không còn muốn ăn thì có thể dọn bữa để bé phân biệt rõ ràng giờ ăn và giờ chơi.
Mặc dù đã tập cho bé tự cầm thìa dĩa nhưng đã hơn 1 tuổi mà bé vẫn chưa quen và tự xúc ăn được?
Đây là điều rất bình thường đối với các bé ở giai đoạn này. Nhiều khi chúng ta có thể cảm thấy rất chán nản vì phải dọn dẹp bãi chiến trường sau bửa ăn của con nên có xu hướng ” để mẹ xúc, mẹ bón hộ ” cho nhanh gọn. Nhưng việc để cho bé tự cầm thìa dĩa xúc thức ăn cũng rất quan trọng, vừa giúp bé thích thú hơn với bữa ăn, đồng thời để bé tự lập sớm trong việc ăn uống sau này. Ở giai đoạn mới tự tập xúc thức ăn, cha mẹ không phải nôn nóng, mà ở bên cạnh, đỡ tay rồi cùng con đút thức ăn vào miệng. Bên cạnh đó, việc cho bé ngồi cùng bàn ăn với người lớn cũng là cơ hội để bé quan sát và học cách ăn từ người lớn, giúp bé tự ăn tiến bộ nhanh hơn.
Bé không ăn được đồ ăn có độ thô theo đúng tiến độ hướng dẫn
Cách tiến hành ăn dặm và việc chia giai đoạn chỉ mang tính chất tham khảo vì cơ thể và sự phát triển của các bé là khác nhau. Trước hết, cha mẹ nên tìm hiểu xem cách tăng độ thô có hợp lý không, có đột ngột với bé không. Khi tăng độ thô thì tốt nhất nên trộn một phần thức ăn thô hơn vào thức ăn mềm mà bé đã ăn quen trước đó để bé có thời gian thích nghi, làm quen.
Khi nào có thể bắt đầu cho bé uống sữa tươi
Sau một tuổi, có thể bắt đầu cho bé uống sữa tươi, và nên hạn chế dùng loại sữa tươi có đường.
Có cần thiết cho bé ăn giữa buổi ( ăn vặt ) không ?
Do dạ dày của bé còn nhỏ, không thể ăn nhiều một lúc, nên ngoài 3 bửa ăn chính, cần bổ sung thêm năng lượng và chất dinh dưỡng cho bé thông qua các bữa ăn vặt ( ăn bữa tối ). Với ý nghĩa đó, vào các bữa ăn vặt, thay vì cho bé ăn kẹo, bánh quy ngọt, thì nên chọn các loại thức ăn như sữa tươi, các chế phẩm từ sữa, hoa quả. .. và cho ăn với lượng và thời gian phù hợp để tránh ảnh hưởng tới việc ăn ở bữa chính.

bé ăn dặm
Khi bé bị ốm sốt, có nên dừng việc ăn dặm
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị ốm sốt, nhưng nếu bé vẩn tỉnh táo, vui đùa thì có thể tiếp tục cho bé ăn dặm như bình thường.
Bé chán ăn trường kỳ, làm sao để bé quan tâm trở lại việc ăn uống
Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân và kiên trì kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, có một cách tương đối hiệu quả nữa là cha mẹ rủ bé cùng tham  gia hay ngồi cạnh quan sát quá trình chế biến để bé quan tâm và hứng thú hơn với món ăn. Trong lúc đó, cha mẹ trò chuyện, giới thiệu cách làm và có thể nhờ bé giúp một số công đoạn. Đến bữa ăn, cha mẹ nhắc lại và cám ơn việc bé đã giúp đỡ, chắc chắn bé sẽ rất vui mừng và cảm thấy ngon miệng hơn với ” thành quả ” của mình.
Cha mẹ lo lắng bé có khả năng béo phì
Điều quan trọng là cha mẹ cần chú ý tạo thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày hợp lý, tránh không để tới khi bé béo phì rồi mới vội vàng thay đổi thói quen. Trong quá trình ăn dặm, cần thực hiện đúng bữa, đúng giờ, và hợp lý. Vào các bữa ăn vặt thì tránh cho ăn kẹo, sô cô la hay các loại bánh ngọt, thay vào đó nên tập trung vào các món như rau quả… Đồng thời, kết hợp cho bé vui chơi, vận động nhiều ở ngoài trời. Với các bé ăn quá nhiều thì cách hạn chế tốt nhất không phải việc ngăn không cho bé ăn, mà ở chổ biết cách nhắc nhở để bé ăn chậm lại, nhai kỹ.
Khi nào nên tập cho bé uống bằng cốc
Thông thường, từ khoảng 9 tháng tuổi, cha mẹ nên cho bé làm quen và luyện tập từ từ đến khoảng 1 tuổi bé có thể uống nước bằng cốc. Quan trọng nhất khi tập luyện là không để bé ngửa mặt lên mà phải cuối mặt xuống, và đặt sao cho hai môi kẹp chặt miệng cốc. Cứ như vậy, mỗi lần tập uống một chút thì bé sẽ quen và tiến bộ dần.
Thông qua những chia sẽ ở trên chúng tôi hy vọng mang đến cho bạn một cẩm nang có ít. Giúp bạn tổng hợp lại những câu hỏi, cũng như thắc mắc trong quá trình cho bé ăn dặm bị gặp phải. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi. Chúc bạn thành công ! bé mau ăn chóng lớn.
Có thể bạn cần :

 
 
 
 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *