Nguyên liệu làm gốm sứ bao gồm những vật liệu gì?

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các sản phẩm gốm sứ, mỗi sản phẩm đều mang những nét đẹp riêng và chứa đựng trong đó là cả tâm huyết của các nghệ nhân.. Để tạo ra một sản phẩm Sứ đẹp mắt và tinh tế phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất vẫn là nguyên liệu làm gốm sứ. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên liệu làm gốm trong bài viết này nhé.

Nguyên liệu làm gốm sứ bao gồm những gì?

Đất Cao Lanh – nguyên liệu làm gốm sứ phổ biến

Đây là một trong những loại đất hàng đầu để làm gốm sứ. Đất Cao Lanh là loại đất rẻ và bở, có thể chịu được nhiệt độ nung cao, từ đó tạo ra những sản phẩm chắc chắn, bền đẹp, mà giá cả lại phải chăng. Đất Cao Lanh là một trong những nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm gốm sứ Bát Tràng như sứ gia dụng, sứ mỹ nghệ…

Đất cao lanh - nguyên liệu làm gốm sứ phổ biến hiện nay
Đất cao lanh – nguyên liệu làm gốm sứ phổ biến hiện nay
Đất Cao Lanh cũng có nhiều loại gồm cả đất tốt và đất thường. Đất tốt sẽ tạo ra các sản phẩm sứ có men sáng bóng, phù hợp với những sản phẩm gốm sứ cao cấp. Đối với loại đất thường, sản phẩm tạo ra sẽ có màu xám hơn và không được đẹp như loại một, phù hợp với các loại sứ gia dụng, không yêu cầu quá cao về mặt thẩm mỹ. Giá thành của cả hai loại cũng chênh nhau khá nhiều.

Đất Trúc Thôn

Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa khá cao, ở khoảng 1650°C. Tuy là loại đất tốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng đất sét Trúc Thôn lại chứa hàm lượng oxit sắt khá cao, nên độ ngót khi sấy khô lớn và bản thân nó không được trắng.

Xử lý và pha chế đất

Xử lý, pha chế đất
Xử lý, pha chế đất 
Nếu để nguyên đất để tạo hình luôn sản phẩm gốm sứ thì chất lượng sản phẩm sẽ không được đẹp và thời gian sản xuất có thể sẽ kéo dài. Vì vậy xử lý và pha chế đất là một trong những quy trình làm gốm Bát Tràng quan trọng hiện nay.
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn cả tập chất, tùy vào yêu cầu của từng loại gốm sứ khác nhau mà có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng phương pháp xử lý chất truyền thống vẫn là xử lý thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa bốn bể với độ cao khác nhau. Là bể đánh, bể lắng, bể phơi và bể ủ, với độ cao của các bể giảm dần. Đây có thể xem như là công đoạn sản xuất vất vả nhất trong quy trình làm gốm sứ. Tuy nhiên ngày nay,với sự giúp đỡ của công nghiệp hiện đại, công đoạn xử lý đất đã được hoàn thiện nhờ máy móc, giúp tăng năng suất và giảm chi phí cũng như sức lao động.
Đất sau khi lấy về sẽ được pha chế thành dạng lỏng, sau đó sẽ tạo ra hồ và hồ này sẽ được khử sắt để tạo ra đất dẻo làm gốm. Thợ làm vốn sẽ lấy đất này để chế tạo ra các sản phẩm gốm sứ cao cấp, vừa tinh tế và vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *