Những Trà Cụ Được Dùng Trong Thưởng Trà Cơ Bản

Những Trà Cụ Được Dùng Trong Thưởng Trà Cơ Bản

Có câu: “Công dục thiện kì sự, tất tuyển lợi kì khí”, chính là muốn nói đến việc muốn làm tốt công việc phải lựa chọn kĩ dụng cụ làm việc. Muốn uống được trà ngon, ngoài việc lựa chọn chất lượng trà còn phải tính đến nguồn nước và dụng cụ pha trà (trà cụ).
Dụng cụ pha trà như ấm, chén có giá trị đặc biệt trong việc tôn vinh giá trị trà, khiến người thưởng trà được thăng hoa tinh thần khi thưởng thức.
Thông thường, dụng cụ uống trà thường không quá lớn, đặc biệt là trong Trà đạo thì dụng cụ uống trà càng được chú trọng hơn. Trong các chất liệu làm dụng cụ uống trà thì đồ sứ vẫn là tốt nhất, sau đó đến đồ đựng bằng gốm và thủy tinh, thông thường không dùng các đồ vật bằng kim loại.
Hiện nay có rất nhiều người thích dùng cốc giữ nhiệt để pha trà, thực tế là việc làm này không khoa học. Bởi vì trong lá chè có chứa rất nhiều vitamin tự nhiên và tinh dầu thực vật, trong quá trình pha trà những chất này sẽ bay hơi trong nước có nhiệt độ cao hoặc ngâm lâu trong nước ấm, vì vậy hương thơm sẽ bị giảm đi. Đồng thời độ kiềm trong lá trà sẽ lan ra khiến lá trà có mầu sẫm hơn, vị đắng hơn, thậm chí còn có vị khó chịu. Đây chỉ là những cảm giác do trực quan quan sát bên ngoài, nhưng khoa học đã chứng minh việc pha trà theo phương pháp tiện dụng này sẽ làm giảm phần lớn giá trị vốn có của trà.

Insert content here…
Theo kinh nghiệm cho thấy, dùng ấm trà Tử Sa pha trà có hiệu quả tốt nhất, thứ đến là dùng ấm bằng gốm hay bằng thủy tinh. Cổ nhân còn cho rằng vị của trà xanh rất nhạt lại dễ bay hơi, ấm nhỏ dẹt là tốt nhất. Hồng trà vị đậm, thích hợp dùng bình trà cao nắp có thể mở ra được. Người sành trà ngày xưa uống trà thường thích dùng những chất liệu như gốm hay ấm đất để nấu trà còn pha trà thường dùng ấm Tử Sa hoặc những bình trà làm từ sứ tinh chế. Mỗi lần đến mùa đông lạnh giá phải chú ý đun nóng qua những dụng cụ uống trà để khiến những dụng cụ này có độ nóng trước, như vậy mới không làm cho trà mất mùi.
Trà cụ chùa Pháp Môn

Thời Đường, chùa Pháp Môn là ngôi chùa do triều đình xây dựng. Trong chùa có thỉnh được xá-lợi Phật về thờ, mọi người đều coi đây là quốc bảo. Bách quan trong triều và nhân dân đều ngưỡng vọng, nguyện cầu được Phật tổ gia hộ cho quốc thái dân an. Tháng giêng năm Hàm Thông thứ 15 (874), Đường Ý Tông đã đem dụng cụ uống trà của cung đình đến để cúng thờ Phật tổ ở chùa Pháp Môn, Thiểm Tây.

Tháng 5 năm 1987, tại địa phận chùa Pháp Môn đã khai quật được một lượng lớn cổ vật cung đình thời Đường, trong đó có một bộ đồ nấu trà làm bằng vàng và bạc nguyên chất mà vua Hy Tông (874-888) đã sử dụng từ thời niên thiếu, bao gồm đủ bộ mười hai trà cụ.

Insert content here…

Tính đến nay, đây là dụng cụ uống trà cổ được phát hiện sớm nhất, đầy đủ nhất, có đẳng cấp cao nhất trên thế giới, được coi là quốc bảo; đây cũng là phát hiện quan trọng nhất, lớn nhất trong lịch sử nghiên cứu khảo cổ văn hóa trà trên thế giới, thể hiện rõ phong cách độc đáo và thành tựu huy hoàng trong văn hóa Trà đạo cung đình thời Đường, cũng phản ánh được sự xa hoa trong việc uống trà của hoàng thất thời Đường.

Bộ dụng cụ uống trà của cung đình nhà Đường chủ yếu bao gồm:

    • Đồ đun, nấu: một bếp bạc chạy bằng gió có cửa cao, đũa bạc, thìa bạc có cán dài bên trên có hoa văn nạm vàng nguyên chất.
    • Đồ rót trà: một bình bằng bạc nạm vàng nguyên chất.
    • Cối xay trà: cối xay trà bằng vàng nguyên chất, trục cối có hoa văn làm từ vàng nguyên chất, trên cối có hoa văn hình hạc tiên đang bay đều bằng vàng nguyên chất.
    • Đồ đựng trà: hộp bằng bạc, vàng nguyên chất.
    • Đồ đựng muối: hũ đựng muối bằng bạc có hoa văn hình người bằng vàng nguyên chất.
    • Đồ nướng trà: lồng được ghép bởi các sợi vàng bạc, lồng đục rỗng có hoa văn bằng vàng nguyên chất.
    • Đồ thưởng trà: chén thủy tinh, khay bằng sứ, khay hình bán nguyệt bằng vàng nguyên chất.

Hình: Hình ảnh về dụng cụ thường có trong thưởng trà

Nguồn: https://khonggiantraviet.com/

Thời Đường, khi uống trà bánh, đầu tiên đem nướng cho bánh trà khô, được gọi là nướng trà, sau đó cho vào cối nghiền trà để nghiền nhỏ thành bột trà, rồi lọc qua lưới thành bột trà mịn, đem nấu. Lúc nấu trà, đun cho nước sôi trước, sau đó mới cho thêm gia vị như muối, hồ tiêu, cho bột trà vào nồi nước, sau khi nước sôi lần hai thì có thể múc ra bát uống. Quá trình phức tạp như vậy nên các dụng cụ dùng đến cũng rất nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *