Uống trà tăng cường sức khoẻ

Uống trà tăng cường sức khoẻ

Tính năng tăng cường sức khoẻ của trà đã được ghi chép từ rất lâu đời. Từ thời văn hóa Ngưỡng Thiều, người xưa đã phát hiện cây trà tươi có thể giải độc, và coi trà là một vị thuốc. Cố Chí Khánh thời Minh trong Trà Phổ có ghi chép rằng: “Uống trà có thể giúp con người giải khát, tăng cường tiêu hóa, phòng bệnh, giảm buồn ngủ, lợi tiểu, làm đầu óc minh mẫn, giảm mỏi mệt, con người không thể một ngày không có trà.” Nhà thơ Tô Đông Pha có câu thơ đại ý là “con người đâu cần phải như Ngụy Đế đi tìm thuốc tiên trường sinh bất lão, chỉ cần uống mỗi ngày bảy bát trà là được”. Có thể thấy người xưa đã sớm nhận biết được tác dụng tốt của trà.
Vài năm gần đây, các nhà khoa học trong và ngoài nước hết sức quan tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa trà và sức khoẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, uống trà có thể giảm mật độ dịch huyết, phòng tránh khả năng hình thành chứng nghẽn mạch máu, giảm tính trong suốt và tính dễ vỡ của các mao mạch, giảm lượng cholesterol trong máu, làm tăng lượng lipid, protein, phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch. 
Lượng cafein trong trà có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, làm tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường nhịp tim, lợi tiểu, thúc đẩy tuần hoàn máu. Uống trà giúp tư duy nhanh nhạy hơn, sáng suốt hơn, làm tinh thần phấn chấn. Cafein kích thích các cơ khớp, giảm mỏi cơ. Chất cafein trong trà có tác dụng tốt trong việc hòa tan các chất béo, tăng cường tiêu hóa, giảm béo. Chất kiềm trong chè giúp mở rộng các động mạch bị xơ cứng và các khí quản, giúp cải thiện tình hình cung cấp máu của tim, có tác dụng tốt cho hô hấp khi bị co giật các khí quản. Thành phần tannin trong trà có tác dụng làm se các niêm mạc dạ dày, làm cô đọng các tế bào nấm prôtein, ức chế khả năng hoạt động của nấm và trị tả. Ngoài ra chất tannin còn có tác dụng trung hòa các thức ăn có tính kiềm, trung hòa các chất độc trong rượu, vì vậy mới có cách nói uống trà có thể giải rượu.
Hiện nay có rất nhiều học giả trong và ngoài nước rất coi trọng mối liên hệ giữa trà và bệnh ung thư. Họ tiến hành nghiên cứu thí nghiệm tính đột biến trong các giai đoạn khác nhau của ung thư, từ khi phát hiện ra ung thư và các giai đoạn phát triển về sau. Kết quả cho thấy thành phần trong trà xanh, trà Ô long, Hoa trà, Hồng trà, và những lá trà mới hái có tác dụng ức chế rất rõ rệt với các tác nhân gây bệnh ung thư, ngoài ra cũng có tác dụng ức chế với các hợp chất hóa hợp như chất được tạo thành do cô đặc thuốc lá. 
Flo là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Thiếu flo ảnh hưởng đến xương và răng, mà trà lại là loại nước uống thiên nhiên có rất nhiều flo. Vì vậy uống trà có khả năng ngừa sâu răng.
Chất catechufine trong lá trà có tác dụng trung hòa các nguyên tố phóng xạ và làm giảm tác hại của các nguyên tố bức xạ, có thể chống lại ô nhiễm bức xạ của các đô thị, nên trà được gọi là “đồ uống của thời đại nguyên tử”.
Mặc dù uống trà có rất nhiều điều tốt, nhưng trà cũng không phải là chất “có trăm điều lợi mà không có điều hại nào”. Nếu uống quá nhiều trà sẽ dẫn đến thiếu máu. Ở Ixaren, trà là thứ nước uống phổ biến của trẻ sơ sinh. Những trẻ sơ sinh đó có tỉ lệ thiếu máu do thiếu sắt rất cao, từ 26% đến 68%. Nguyên nhân là do axít lắctíc có trong lá chè kết hợp với chất sắt trong dạ dày tạo thành muối sắt kết tủa không hòa tan, vì vậy cơ thể không thể hấp thu được sắt. Ảnh hưởng của việc thiếu sắt dẫn đến lượng sắt dự trữ trong cơ thể đột ngột giảm, lâu dần sẽ dẫn đến thiếu máu. Vì vậy uống trà cũng phải đúng phương pháp, nếu sử dụng không phù hợp không những không có lợi cho cơ thể mà còn gây hại.

  1. Khi bụng đói không được uống trà.

Uống trà khi bụng đói sẽ dẫn đến việc trà ức chế dạ dày tiết dịch, từ đó cản trở tiêu hóa, thậm chí còn dẫn đến các hiện tượng “say trà” như đau đầu, chóng mặt, dạ dày khó chịu… 

  1. Trước khi đi ngủ không nên uống trà.

Trước khi đi ngủ nếu uống trà đặc sẽ làm thần kinh phấn chấn, dẫn đến khó ngủ, mất ngủ hoặc tinh thần mỏi mệt.

  1. Khi bị táo bón không nên uống trà.

Chất tannin trong trà có tác dụng làm se niêm mạc dạ dày hoặc làm dạ dày quằn quại, từ đó khiến việc đi vệ sinh càng khó khăn hơn.

  1. Khi bị nóng trong người không được uống trà. Khi bị nóng trong người nếu uống trà đặc, chất

kiềm trong trà sẽ làm nhiệt độ cơ thể nóng lên.

  1. Khi đang uống thuốc Tây không được uống trà.

Thành phần tannin trong trà rất dễ có phản ứng hóa học với các chất protêin và hợp chất sắt có trong nhiều loại thuốc Tây, vì vậy làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó không nên dùng nước trà uống thuốc hoặc uống trà ngay sau khi uống thuốc.

  1. Đau dạ dày không nên uống trà.

Vì chất cafein trong trà sẽ kích thích dạ dày, khiến
dạ dày khó chịu, làm tăng vết loét dạ dày.

  1. Có bệnh về gan không nên uống trà.

Chất cafein có trong trà đa số đều được lọc qua gan. Khi gan bị bệnh thì chức năng của gan bị giảm một phần nhất định. Nếu uống trà quá đặc sẽ làm gan bị tổn hại thêm. 

  1. Tim đập nhanh không nên uống trà.

Chất cafein trong trà sẽ kích thích tim đập nhanh hơn, khiến tim luôn ở trong tình trạng hưng phấn, kích động, không được nghỉ ngơi tốt.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *